– Hệ thống thủy lực xe nâng hàng gồm một thùng dầu thủy lực và hệ thống ống phân phối dẫn dầu thủy lực. Thùng dầu thủy lực chứa từ 60 đến 80 lít nếu áp dụng đối với loại xe nâng 2,5 tấn.
– Đầu tiên bơm thủy lực sẽ hút dầu từ thùng dầu ở đầu bên này đẩy sang đầu bên kia. Bằng một áp lực cao để vận hành hệ thống thủy lực của xe nâng.
– Dầu thủy lực trong thùng thùng dầu được bơm thủy lực hút lên và tạo áp lực nén cao. Nhằm vận hành các xylanh thủy lực bên trong hệ thống thủy lực xe nâng.
– Dầu sau đó được đưa đến bộ van điều khiển tiếp tục vận hành hệ thống nâng lên hoặc hạ xuống đúng như ý muốn mà tài xế vận hành điều khiển.
– Bộ chia dầu thường được chia làm 2 tép hoặc có thể lên đến 4, 5 tép.
– Mỗi tép chỉ kèm theo bởi một cần điều khiển và có nhiều cần nâng hạ. Được điều khiển bởi các tài xế để vận hành các chức năng như khiến cho ty điều chỉnh nâng hạ, điều chỉnh độ nghiêng, điều chỉnh sideshift,…
– Nếu ngay vào lúc chưa cần đến việc nâng hạ thủy lực, khi đó trên hoặc trong van điều khiển lượng dầu bị ép lại trong điều kiện áp suất thấp sẽ được hồi trả về lại thùng dầu thủy lực.
– Các ty hình trụ chính là các thành phần còn lại của bộ chia thủy lực. Theo đó, đối với mỗi một xylanh đều có hai chức năng kép như nhau. Thường được sử dụng với chức năng như thay đổi độ nghiêng của kiện hàng hoặc ngả ra, nâng lên, nghiêng vô, hạ xuống để điều chỉnh độ cao của kiện hàng.
– Với điều kiện hiện nay, khi công nghệ đã phát triển vượt bậc. Các bảng điện tử hiện đại được áp dụng vào hệ thống của xe nâng thủy lực. Việc kiểm soát lực kéo vào hệ thống thủy lực đã được thay thế hoàn toàn.
– Nhờ vậy, người vận hành hệ thống xe nâng bằng cách kiểm soát thông qua bảng mạch điện tử. Có thể khiến cho hệ thống có thể hoạt động một cách dễ dàng và vô cùng chính xác.